Âm nhạc Việt Nam là một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam. Nó mang đến cho ta niềm vui, nỗi buồn, niềm hạnh phúc và cả sự đau đớn, cào xé. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về âm nhạc nước ta bạn nhé!
Âm nhạc Việt Nam là gì?
Âm nhạc là một môn môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh. Để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người.
Âm nhạc Việt Nam chính là hệ thống các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Tổng hợp những tác phẩm âm nhạc phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, phong tục, văn hóa…của đất nước Việt Nam trải dài theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Âm nhạc mang đến cho người nghe những nhận thức sâu sắc về cuộc sống tính cách, tư tưởng, tình cảm,…của con người Việt. Giúp đời sống tinh thần trở nên tươi đẹp, sinh động và hạnh phúc hơn.
Một số thể loại âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Trong hệ thống âm nhạc nước ta có đa dạng các thể loại. Với hàng ngàn tác phẩm được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đã là con cháu người Việt, bạn không thể không biết một số thể loại âm nhạc đặc trưng của nước ta sau đây:
Chèo
Đây là một thể loại âm nhạc Việt Nam xuất hiện từ rất sớm. Và rất phát triển của các vùng nông thôn Việt Nam. Thời điểm hát chèo phát triển đỉnh cao nhất là vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Yếu tố làm nên nét đặc trưng của chèo chính là chiếc trống chèo. Một dụng cụ rất quen thuộc với văn hóa cổ Việt Nam. Vào những dịp lễ hội, sau khi thu hoạch vụ màu bội thu. Người dân Việt Nam sẽ tổ chức lễ hội vui chơi, cảm tạ thần thành. Và đánh trống chèo, biểu diễn chèo để cầu mưa, chuẩn bị cho một vụ mùa sắp tới.
Quan họ
Cũng như hát chèo, quan họ cũng là một thể loại âm nhạc gắn chặt với văn hóa của người Việt. Những giai điệu đặc trưng của quan họ đã khắc sâu vào trong tâm chí của mỗi con người. Hiện nay, quan họ được phát triển mạnh nhất tại tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp xuyến xao của thể loại âm nhạc cổ truyền này.

Hát chầu văn
Hát chầu văn là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của nước ta. Một hình thức lễ nhạc mang tính tín ngưỡng, thờ tụng. Với các lời văn trau chuốt nghiêm trang. Âm nhạc mang âm hưởng tâm linh khiến chầu văn trở thành hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát chầu văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Và được phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ngoài ra, âm nhạc cổ truyền nước ta còn có rất nhiều thể loại khác như: ca trù, xẩm, nhạc cung đình, nhạc tài tử, hò…Mỗi loại đều mang một ý nghĩa và nét đặc trưng khác nhau.
Trên đây là một số chia sẻ về âm nhạc Việt Nam của chúng tôi. Âm nhạc nước ta rất đa dạng và đang ngày càng phát triển. Bạn hãy khám phá kho tàng này để biết thêm nhiều điều thú vị bạn nhé!